Gia sư toán - lý - hóa tp Hồ Chí Minh

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

bài 4 một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

bài 4

một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

Định lí :

Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng :
a)      Cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc cosin góc kề.
b)      Cạnh góc vuông kia nhân với tang góc đối hoặc cotang góc kề.

Công thức :

AC = BC.sin B = BC.cos C = AB.tg B = AB.cotg C.
AB = BC.sin C = BC.cos B = AC. Tam giác C = AC.cotg B

Áp dụng giải tam giác vuông :

Yêu cầu :
Tìm các cạnh và các góc của tam giác vuông khi cho biết hai yếu tố.

=================================================

BÀI TẬP SGK :

BÀI 27 TRANG 88 :
a)      Cho b = AC = 10cm; \widehat{C}=30^0
b)      Cho c = AB = 10cm; \widehat{C}=45^0
c)      Cho a = BC = 20cm; \widehat{B}=35^0
d)     Cho c = AB = 21cm; b = AC = 18cm
Giải.
a)      Cho b = AC = 10cm; \widehat{C}=30^0
Nhận xét :
cạnh góc vuông AC kề với góc C.
giải.
xét tam giác ABC vuông tại A, ta có :
\widehat{B}+\widehat{C}=90^0 (tổng hai góc nhọn trong tam giác vuông)
            = > \widehat{B}=90^0-\widehat{C}=90^0-30^0=60^0
Cạnh góc vuông AB = AC.tgC = 10.tg300 = 10. \frac{\sqrt{3}}{3} cm
Cạnh huyền : AC = BC.cosC
= > BC = AC/cos300 = 20.\frac{\sqrt{3}}{3} cm
d)      Cho c = AB = 21cm; b = AC = 18cm
Nhận xét :
Biết hai cạnh góc vuông.

Giải.

xét tam giác ABC vuông tại A, theo định lí pitago :
BC2 = AB2 + AC2 = 21+ 182  = 765
= > BC = \sqrt{765}= 27,66cm
tgB = \frac{AC}{AB}=\frac{18}{21}= 0,857
= > \widehat{B}=41^0
\widehat{B}+\widehat{C}=90^0 (tổng hai góc nhọn trong tam giác vuông)
      = > \widehat{C}=90^0-\widehat{B}=90^0-41^0=49^0

========================================================

BÀI TẬP RÈN LUYỆN :

BÀI 1 :
 Cho tam giác ABC vuông tại A, có BC = 10cm, \widehat{C}=30^0
a)      Tính AB, AC.
b)      Đường cao AH.
BÀI 2 :
Cho hình thang cân ABCD đáy lớn AB = 20cm, cạnh bên AD = 8cm, \widehat{DAB}=30^0
a)      Tính Đường cao DH, đáy nhỏ CHUYểN ĐộNG.
b)      Tính BD, \widehat{ABD}

========================================================

ĐỂ KIỂM TRA ĐỊNH HƯỚNG.


ĐỂ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG I HÌNH HỌC LỚP 9
Thời gian 45 phút.
BÀI 1 :
Cho tam giác ABC có góc A = 900, BC = 10cm, đường cao AH = 4cm, gọi I, K lần lược là chân đường vuông góc kẻ từ H đến AB và AC. Tính :
a)      BH, CH.
b)      AB, AC.
c)      Diện tích tứ giác AIHK.
BÀI 2 :
Giải tam giác ABC vuông tại A trong các trường hợp :
a)      Góc b = 400 và AB = 4cm.
b)      sinC = 0,6 và AC = 6cm.
BÀI 3 :
Cho hình chữ nhật ABCD có đường chéo AC  = 50cm và góc BAC = 300. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật ABCD.
Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 hình học lớp 9 (2)
BÀI 1 :
Cho tam giác DEF vuông tại D , đường cao DH. Biết DE = 12cm, DF = 16cm. tính EF, DH, EH.
bài 2 :giải tam giác ABC vuông tại A, có AB  = 10cm, góc B  = 400.
bài 3 :
Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 6, BC = 10. Có đường cao AH. Gọi E, F là hình chiếu của H lần lược lên AB, AC.
  1. Cm : tứ giác AEHF là hình chữ nhật.
  2. Tính EF.
  3. Cm : AE.AB = AF.AC
  4. Tính A = = Sin2B + sin2C – tgB.tgC
Đề tham khảo toán lớp 9 – THCS Trường Toản
Kiểm tra 1 tiết – Hình học chương 1.
Bài 1 : Tính : (không dùng bảng số và máy tính )
sin2350 + tg220 + sin2550 – cotg130 : tg770 – cotg680
Bài 2 : Cho góc nhọn α, sin α = 2/3biết . Không tính số đo góc , hãy tính cosα, tgα , cotgα .
Bài 3 : Cho ΔABC vuông tại A, biết AC = 12cm, BC = 15cm.
a ) Giải tam giác ABC.
b ) Tính độ dài đường cao AH, đường phân giác AD của ΔABC .
Bài 4 : Cho ΔABC có ba góc nhọn, kẻ đường cao AH.
a ) Chứng minh : sinA + cosA > 1.
b ) Chứng minh : BC = AH.(cotgB + cotgC).
c ) Biết AH = 6cm, góc B = 600, góc C = 450. Tính diện tích ΔABC

HẾT.

=======================================================================
Đề kiểm tra giữa học kì I – năm học 2011 – 2012
Môn toán – lớp 9
NGÀY 17 – 10 – 2011
Thời gian 90 phút
Bài 1 (3 điểm) rút gọn biểu thức
a) \frac{1}{2}\sqrt{216} -\sqrt{24} +3\sqrt{\frac{3}{2} } -3\sqrt{\frac{2}{3} }
b) \sqrt{4-2\sqrt{3} }-\sqrt{12+6\sqrt{3}}
c) (\frac{\sqrt{a} -2}{\sqrt{a} +2}-\frac{\sqrt{a}+2}{\sqrt{a}-2}).(\sqrt{a} -\frac{4}{\sqrt{a}} ) với 0 < a ≠ 4
Bài 2 (2 điểm) chứng minh đẳng thức :
a) (\frac{\sqrt{15} -\sqrt{5}}{1-\sqrt{3}}+\frac{\sqrt{21} +\sqrt{7}}{1+\sqrt{3}}):\frac{1}{\sqrt{7} +\sqrt{5} }=2
b) (\frac{a\sqrt{a} +b\sqrt{b}}{\sqrt{a} +\sqrt{b}}-\sqrt{ab}).(\frac{\sqrt{a} +\sqrt{b}}{a-b})^2=1
Bài 3 (1 điểm) tìm x biết :
\sqrt{4x+8}+\sqrt{9x+18} =20
Bài 4 (1,5 điểm)
giải tam giác ABC vuông tại A trong trường hợp : AB = 4cm; AC = 3cm.
Bài 5 (2,5 điểm)
cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH, AB = 6cm, AC = 8cm
a) Tính độ dài : BC, HA, HB, HC.
b) Tia phân giác góc BAC cắt BC tại D. tính diện tích tam giác ABD
HẾT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét