Gia sư toán - lý - hóa tp Hồ Chí Minh

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Bài 1 : Tập hợp Q các số hữu tỉ

Bài 1 Tập hợp Q các số hữu tỉ

–o0o–

1. Định nghĩa :

số hữu tỉ là số viết dưới dạng phân số \frac{a}{b} với a, b thuộc Z (tập hợp số nguyên), b ≠ 0.

2. Kí hiệu :

Q Tập hợp các số hữu tỉ.

3.So sánh hai số hữu tỉ :

Số hữu tỉ lớn hơn 0 là số hữu tỉ dương có dạng : \frac{a}{b} với a, b thuộc N (tập hợp tự nhiên), b ≠ 0.
Số hữu tỉ nhỏ hơn 0 là số hữu tỉ âm có dạng : \frac{-a}{b} hoặc -\frac{a}{b}   với a, b thuộc N (tập hợp tự nhiên), b ≠ 0.
Số 0 không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm.
Ta có hai số hữu tỉ x, y ta luôn có :
x = y  hoặc x > y hoặc x < y
Phương pháp so sánh hai số hữu tỉ x, y:
  1. Chuyển hai số hữu tỉ x, y thành hai phân số.
  2. So sánh hai phân số.

Bài tập SGK :

Bài 3 trang 8 : so sánh các số hữu tỉ :
a)      x = \frac{2}{-7} và y = \frac{-3}{11}
ta có : x = \frac{2}{-7}=\frac{-22}{77}
y = \frac{-3}{11}=\frac{-21}{77}
vì -22 < -21 suy ra : x < y
Nhắc kiến thức  : hai phân số cùng mẫu, nếu phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.
Bài 4 trang 8 : so sánh các số hữu tỉ \frac{a}{b} với a, b thuộc Z, b ≠ 0.với số 0 khi a, b cùng dấu và khi a, b khác dấu.
Ta có : \frac{a}{b}=\frac{a}{b}=a. \frac{1}{b}
Khi a, b cùng dấu :
Nếu a > 0 và b > 0 suy ra : \frac{1}{b}>0
Nên : a.\frac{1}{b}>0 vậy  \frac{a}{b}>0
Nếu a < 0 và b < 0 suy ra : \frac{1}{b}<0
Nên : a.\frac{1}{b}>0 vậy  \frac{a}{b}>0
Khi a, b khác dấu :
Nếu a > 0 và b < 0 suy ra : \frac{1}{b}<0
Nên : a.\frac{1}{b}<0 vậy  \frac{a}{b}<0
Nếu a < 0 và b > 0 suy ra : \frac{1}{b}>0
Nên : a.\frac{1}{b}<0 vậy  \frac{a}{b}<0
Lưu ý : lớp 6 ta có :
  • + . + = +
  • - . –  = +
  • + . – = -
  • - . + = -
Bài 5 trang 8 :
Giả sử x = \frac{a}{m} và y = \frac{b}{m} (a, b, m thuộc Z, m ≠ 0) và x < y. Hãy chứng tỏ rằng nếu chọn z = \frac{a+b}{2m} thì ta có x < z < y.
Giải.
Ta có : x < y hay \frac{a}{m}<\frac{b}{m}  => a < b.
So sánh x, y, z ta chuyển chúng cùng mẫu : 2m
x = \frac{a}{m}=\frac{2a}{2m} và y = \frac{b}{m}=\frac{2b}{2m} và z = \frac{a+b}{2m}
mà : a < b
suy ra : a + a < b + a
hay 2a < a + b
suy ra x < z (1)
mà : a < b
suy ra : a + b < b + b
hay a + b < 2b
suy ra z < y (2)
Từ (1) và (2) , kết luận : x < z < y.

==========================

BÀI TẬP RÈN LUYỆN :

BÀI 1 : so sánh các số hữu tỉ :
  1. \frac{2}{3} \frac{3}{2}
  2. \frac{5}{7} \frac{8}{11}
  3. -\frac{4}{5} -\frac{5}{4}
BÀI 2 : tìm x :
  1. \frac{9}{x} =\frac{3}{5}
  2. \frac{x+1}{6} =\frac{4}{3}
  3. \frac{2}{x} =\frac{x}{8}
  4. \frac{1}{3} <\frac{9}{x} <\frac{1}{2} với x là số nguyên dương.
 BÀI 3 : tìm điều kiện của x :
  1. A = \frac{2}{x- 2} là số hữu tỉ âm.
  2. B = \frac{-2}{x+ 2} là số hữu tỉ âm.
  3. C = \frac{2012}{x- 3} là số hữu tỉ dương.
  4. B = \frac{-2012}{-x+ 2} là số hữu tỉ dương.

BÀI 4 :tìm điều kiện của x để các số hữu tỉ  là số nguyên và tính giá trị đó.
  1. A = \frac{2}{x- 2}
  2. B = \frac{2x+4}{x+ 3}
BÀI 5 : Tìm một phân số nếu cộng thêm 4 vào tử số và giữ nguyên mẫu số thì ta được phân số mới bằng 1. nếu giữ nguyên tử số và cộng thêm 3 vào mẫu số thì ta được phân số mới bằng 1/2.
BÀI 6 : Cho phân số 34/41 hãy tìm số tự nhiên m biết rằng nếu bớt m ở tử số và thêm m ở mẫu số của phân số đã cho thì ta được phân số mới và rút gọn phân số mới được phân số 2/3.

==============================

BÀI KIỂM TRA :

BÀI 1 : (4 điểm)
sắp xếp các phân số theo chiều tăng dần :
\frac{7}{3} , \frac{-9}{4} , \frac{5}{6} , \frac{-5}{6} , \frac{13}{4} , \frac{17}{12} .
Bài 2 : ( 3 điểm)
tìm x là số nguyên. Thỏa : \frac{7}{3} < \frac{x}{15}<\frac{13}{5}
bài 3 : (3 điểm)
tìm phân số bằng 5/4 và tử số lớn hơn mẫu 7 đơn vị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét