Gia sư toán - lý - hóa tp Hồ Chí Minh

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Bài 2 : Hình thang

Bài 2

Hình thang

–o0o–

1. Định nghĩa :

Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
AB : cạnh đáy nhỏ.
DC : cạnh đáy lớn.
AD, BC : cạnh bên.
AH : đường cao.

2. Hình thang vuông :

Hình thang vuông là Hình thang có một góc vuông.

BÀI TẬP SGK

Bài 8 trang 71 SGK :
hình thang  ABCD (AB // CD) có \widehat{A}-\widehat{D}=20^0\widehat{B}=2\widehat{C}. Tính các góc của hình thang.
Giải.
  Trong hình thang ABCD (AB // CD) ta có :
\widehat{A}+\widehat{D}=180^0 ( trong cùng phía)
\widehat{B}+\widehat{C}=180^0 ( trong cùng phía)
Ta được :
 \widehat{A}-\widehat{D}=20^0\widehat{A}+\widehat{D}=180^0
suy ra : \widehat{A} =100^0; \widehat{D}=80^0
Ta được :
\widehat{B}=2\widehat{C}\widehat{B}+\widehat{C}=180^0
Suy ra : \widehat{B}=120^0; \widehat{C}=60^0


BÀI 9 /T71: cho tứ giác ABCD có BC = BA, AC là tia phân giác góc A. Chứng minh ABCD là hình thang.

giải.

Xét tam giác ABC ta có :

BC = BA (gt)
= > tam giác ABC cân tại B.
= > \widehat{A_1}=\widehat{C_1}
Mà : \widehat{A_1}=\widehat{A_2} (AC là tia phân giác góc BAD)
= > \widehat{C_1}=\widehat{A_2}
= > BC // AD (hai goc C và A ở vị trí sole trong)
= > ABCD là hình thang.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét